Ớt chuông, hay còn gọi là ớt ngọt (gọi là pepper ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Ireland hay capsicum ở Ấn Độ, Bangladesh, Úc, Singapore và New Zealand), là quả của một nhóm cây trồng, loài Capsicum annuum.
Ớt chuông, hay còn gọi là ớt ngọt (gọi là pepper ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Ireland hay capsicum ở Ấn Độ, Bangladesh, Úc, Singapore và New Zealand), là quả của một nhóm cây trồng, loài Capsicum annuum. Cây trồng của loài này cho ra trái với màu sắc khác nhau, bao gồm màu đỏ, vàng, cam, xanh lục, sô-cô-la / nâu, vanilla / trắng, và màu tím. Ớt chuông đôi khi được xếp vào nhóm ớt ít cay mà cùng loại với ớt ngọt. Ớt chuông có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, và phía Bắc Nam Mỹ. Phần khung và hạt bên trong ớt chuông có thể ăn được, nhưng một số người sẽ cảm nhận được vị đắng. Hạt ớt chuông được mang đến Tây Ban Nha vào năm 1493 và từ đó lan rộng khắp các nước Châu Âu, Châu Phi, và Châu Á. Ngày nay, Trung Quốc là nước xuất khẩu ớt chuông lớn nhất thế giới, theo sau là Mexico và Indonesia.
Điều kiện trồng ớt chuông lý tưởng bao gồm đất ấm, khoảng từ 21 đến 29 độ C (70 đến 84 độ F), và luôn giữ ẩm nhưng không để úng nước. Ớt chuông rất nhạy cảm với độ ẩm và nhiệt độ cao vượt mức.
Giá trị dinh dưỡng
Ớt chuông rất giàu các chất chống oxy hóa và vitamin C. So với ớt chuông xanh, ớt chuông đỏ có nhiều vitamin và dưỡng chất hơn.[8] Lượng carotene, giống như lycopene, trong ớt chuông đỏ cao gấp 9 lần. Ớt chuông đỏ còn chứa gấp đôi lượng vitamin C so với ớt chuông xanh.
Cả ớt chuông đỏ và xanh đều có chứa nhiều axit para coumaric
Đặc tính thơm của ớt chuông xanh là do hợp chất 3-iso Butyl-2-methoxypyrazine (IBMP). Ngưỡng phát hiện trong nước của nó là khoảng 2 ng/L.